BÁ THƯỚC ĐÓN NHẬN DANH HIỆU ANH HÙNG LLVT TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚINgày 31/05/2019 09:27:15 BÁ THƯỚC ĐÓN NHẬN DANH HIỆU AH LLVTND TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Sáng 16/11, Huyện Bá Thước long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu AH LLVTND trong cuộc kháng chiến chống pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới. Dự buổi lễ có các đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó bí thư tỉnh ủy, Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, các huyện bạn. Về phía huyện có các đồng chí Trương Văn Lịch - Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, CT HĐND huyện, Lê Đức Thuận - Phó BT Thường trực huyện ủy, Nguyễn Văn Dũng - Phó BT huyện ủy, các đồng chí trong Ban TVHU, TTHĐND, TTUBND, UBMTTQ, các Ban, Ngành, Đoàn thể của huyện, Mẹ VNAM, AH LLVT, các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện qua các thời kỳ. Đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện trong những năm kháng chiến chống pháp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Phó BT huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nêu rõ: Bá Thước giáp với tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do Thanh, Nghệ tĩnh với vùng đồng bằng bắc bộ, căn cứ địa Việt Bắc và vùng chiến trường tây bắc, đây là hành lang quan trọng giữa thủ đô kháng chiến với miền Trung và các tỉnh phía nam. Nhân tài, vật lực từ vùng tự do liên khu 4 được vận chuyển quá Bá Thước để chi viện cho chiến trường Tây Bắc và chiến trường nước bạn Lào. Để lập phòng tuyến nối liền với hành lang đông tây ở bắc bộ, nhằm chia cắt miền núi với trung du và đồng bằng Thanh Hóa, đồng thời ngăn cách vùng tự do Thanh - Nghệ tĩnh với chiến trường Lào. Thực dân pháp đã đánh chiếm vùng Quan Hóa, Bá Thước, lập các đồn, bốt từ Quan Hóa xuống Cổ Lũng, La Hán. Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và thư của Hồ chủ tịch gửi đồng bào thượng du Thanh Hóa, nhân dân Bá Thước đã kề vai sát cách cùng với nhân dân trong tỉnh và cả nước kháng chiến. Lực lượng bộ đội địa phương cùng dân quân du kích các xã đã phối hợp chống càn bao vây tấn công đồn La Hán và Cổ Lũng, buộc chúng phải tháo chạy. Đến tháng 8 năm 1948 quân Pháp sử dụng máy bay cho quân nhảy dù quay lại chiếm đóng đồn Cổ Lũng lần thứ 2. Do đồn Cổ Lũng có vị trí rất quan trọng nên tỉnh đã tăng cường chỉ đạo điều động tiểu đoàn bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện Bá Thước mở chiến dịch giải phóng đồn Cổ Lũng. Đến ngày 19 tháng 12 năm 1949 đồn Cổ Lũng được giải phóng. Sau giải phóng đồn Cổ Lũng quân và dân Bá Thước đã tấn công vào sảo huyệt bắt sống tên cầm đầu toán phỉ Hai Phìa, bắt sống các toán biệt kích nhảy dù giữa vùng giáp ranh huyện Bá Thước và Cẩm Thủy, trấn át và đập tan các âm mưu của tổ chức phản động. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Bá Thước không chỉ tham gia dân công, tiếp vận mà còn sửa chữa đường, lập kho, bãi, bảo vệ kho tàng, tổ chức trạm nghỉ cho dân công, dẫn đường cho đoàn tiếp vận đến Hòa Bình, sẵn sàng bổ sung lực lượng cho đoàn dân công trên đường ra mặt trận qua Bá Thước. Đóng hàng trăm chiếc thuyền độc mộc và hàng trăm bè mảng để vận chuyển lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch điện biên phủ. Cùng với công tác tiếp vận cho chiến dịch hàng ngàn con em Bá Thước đã hăng hái tòng quân lên đường đánh giặc, góp phần cùng với quân dân tỉnh Thanh và cả nước làm nên chiến thắng Điền Biên Phủ lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước huyện Bá Thước đã có gần 3000 thanh niên nam nữ tham gia vào các chiến trường, nhiều người đã để lại một phần máu xương của mình trên các chiến trường, hàng nghìn người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của tổ quốc. Ghi nhận những đóng góp và cống hiến của nhân dân, các lực lượng vũ trang và cán bộ huyện Bá Thước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ chống Pháp. Đảng và nhà nước đã phong tặng danh hiệu AH LLVT trong thời kỳ chống pháp. Đây là vinh dự lớn lao của Đảng bội, chính quyền và nhân dân và LLVT huyện Bá Thước. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Huyện Bá Thước đã bắt tay vào phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt tà những năm đầu thế kỷ XXI, huyện Bá Thước đã có nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, động viên sức mạnh trong nhân dân, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, phát huy nội lực, xây dựng KT - XH ngày một phát triển. Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 13%; tổng GRDP ước đạt trên 480 tỷ đồng, cao gấp 1,83 lần năm 2010; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 14 triệu đồng, vượt 3,5 triệu so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,16% năm 2011 đến nay xuống còn hơn 18%; cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư xây dựng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trong công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản...Từ một huyện nghèo công nghiệp không phát triển, đến nay huyện Bá Thước đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy gạch tuy nen, nhà máy thủy điện Bá Thước 1 và 2. Du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và về quy mô và loại hình, đã quy hoạch và hình thành các điểm du lịch sinh thái cộng đồng; VH - XH có bước phát triển khởi sắc, AN - QP giữ vững ổn định...Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Bá Thước đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương. Đặc biệt năm 2015, vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dântrong cuộc kháng chiến chống Pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ và Bằng công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới cho Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bá Thước. Nhân dịp này thừa ủy quyền của Chủ tịch nước đồng chí Vũ Xuân Hùng - Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tặng Huân chương lao động hạng nhì cho đồng chí Nguyễn Văn Quy - Nguyên Phó BT HU, CT UBND huyện Bá Thước, đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2010 đến năm 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH vào bảo vệ tổ quốc. Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương và chúc mừng thành tích mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT huyện Bá Thước đạt được trong những năm qua. Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về truyền thống lịch sử, yêu nước và cách mạng của quê hương, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng vươn lên xây dựng huyện Bá Thước không ngừng phát triển, trở thành huyện điển hình trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững gắn với xây dựng NTM. Đồng chí PCT UBND tỉnh nhấn mạnh Bá Thước là địa phương có tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái do vậy huyện tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch hiện có trên địa bàn huyện; khôi phục các loại hình văn hóa đặc sắc của địa phương, các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn. Tập trung làm tốt việc xã hội hóa các nguồn lực triển khai các giải pháp để phát triển giáo dục đào tạo. Đầu tư nâng cấp chất lượng bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Quan tâm, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận anh ninh nhân dân. Đón nhận danh hiệu AH LLVT nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bá Thước. Đây là điều kiện thuận lợi, là thời cơ, động lực thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT huyện Bá Thước đoàn kết, khắc phục khó khăn, ra sức phân đấu hơn nữa xây dựng huyện nhà thoát nghèo nhanh và bền vững, trở thành điểm sáng về phát triển KT - XH, AN - QP ở các huyện miền núi của tỉnh, xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.. Thực hiện: Thế Anh
Đăng lúc: 31/05/2019 09:27:15 (GMT+7)
BÁ THƯỚC ĐÓN NHẬN DANH HIỆU AH LLVTND TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Sáng 16/11, Huyện Bá Thước long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu AH LLVTND trong cuộc kháng chiến chống pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới. Dự buổi lễ có các đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó bí thư tỉnh ủy, Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, các huyện bạn. Về phía huyện có các đồng chí Trương Văn Lịch - Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, CT HĐND huyện, Lê Đức Thuận - Phó BT Thường trực huyện ủy, Nguyễn Văn Dũng - Phó BT huyện ủy, các đồng chí trong Ban TVHU, TTHĐND, TTUBND, UBMTTQ, các Ban, Ngành, Đoàn thể của huyện, Mẹ VNAM, AH LLVT, các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện qua các thời kỳ. Đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện trong những năm kháng chiến chống pháp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Phó BT huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nêu rõ: Bá Thước giáp với tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do Thanh, Nghệ tĩnh với vùng đồng bằng bắc bộ, căn cứ địa Việt Bắc và vùng chiến trường tây bắc, đây là hành lang quan trọng giữa thủ đô kháng chiến với miền Trung và các tỉnh phía nam. Nhân tài, vật lực từ vùng tự do liên khu 4 được vận chuyển quá Bá Thước để chi viện cho chiến trường Tây Bắc và chiến trường nước bạn Lào. Để lập phòng tuyến nối liền với hành lang đông tây ở bắc bộ, nhằm chia cắt miền núi với trung du và đồng bằng Thanh Hóa, đồng thời ngăn cách vùng tự do Thanh - Nghệ tĩnh với chiến trường Lào. Thực dân pháp đã đánh chiếm vùng Quan Hóa, Bá Thước, lập các đồn, bốt từ Quan Hóa xuống Cổ Lũng, La Hán. Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng và chính phủ, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và thư của Hồ chủ tịch gửi đồng bào thượng du Thanh Hóa, nhân dân Bá Thước đã kề vai sát cách cùng với nhân dân trong tỉnh và cả nước kháng chiến. Lực lượng bộ đội địa phương cùng dân quân du kích các xã đã phối hợp chống càn bao vây tấn công đồn La Hán và Cổ Lũng, buộc chúng phải tháo chạy. Đến tháng 8 năm 1948 quân Pháp sử dụng máy bay cho quân nhảy dù quay lại chiếm đóng đồn Cổ Lũng lần thứ 2. Do đồn Cổ Lũng có vị trí rất quan trọng nên tỉnh đã tăng cường chỉ đạo điều động tiểu đoàn bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện Bá Thước mở chiến dịch giải phóng đồn Cổ Lũng. Đến ngày 19 tháng 12 năm 1949 đồn Cổ Lũng được giải phóng. Sau giải phóng đồn Cổ Lũng quân và dân Bá Thước đã tấn công vào sảo huyệt bắt sống tên cầm đầu toán phỉ Hai Phìa, bắt sống các toán biệt kích nhảy dù giữa vùng giáp ranh huyện Bá Thước và Cẩm Thủy, trấn át và đập tan các âm mưu của tổ chức phản động. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Bá Thước không chỉ tham gia dân công, tiếp vận mà còn sửa chữa đường, lập kho, bãi, bảo vệ kho tàng, tổ chức trạm nghỉ cho dân công, dẫn đường cho đoàn tiếp vận đến Hòa Bình, sẵn sàng bổ sung lực lượng cho đoàn dân công trên đường ra mặt trận qua Bá Thước. Đóng hàng trăm chiếc thuyền độc mộc và hàng trăm bè mảng để vận chuyển lương thực thực phẩm phục vụ chiến dịch điện biên phủ. Cùng với công tác tiếp vận cho chiến dịch hàng ngàn con em Bá Thước đã hăng hái tòng quân lên đường đánh giặc, góp phần cùng với quân dân tỉnh Thanh và cả nước làm nên chiến thắng Điền Biên Phủ lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước huyện Bá Thước đã có gần 3000 thanh niên nam nữ tham gia vào các chiến trường, nhiều người đã để lại một phần máu xương của mình trên các chiến trường, hàng nghìn người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của tổ quốc. Ghi nhận những đóng góp và cống hiến của nhân dân, các lực lượng vũ trang và cán bộ huyện Bá Thước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ chống Pháp. Đảng và nhà nước đã phong tặng danh hiệu AH LLVT trong thời kỳ chống pháp. Đây là vinh dự lớn lao của Đảng bội, chính quyền và nhân dân và LLVT huyện Bá Thước. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Huyện Bá Thước đã bắt tay vào phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt tà những năm đầu thế kỷ XXI, huyện Bá Thước đã có nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, động viên sức mạnh trong nhân dân, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, phát huy nội lực, xây dựng KT - XH ngày một phát triển. Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 13%; tổng GRDP ước đạt trên 480 tỷ đồng, cao gấp 1,83 lần năm 2010; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 14 triệu đồng, vượt 3,5 triệu so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,16% năm 2011 đến nay xuống còn hơn 18%; cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư xây dựng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trong công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản...Từ một huyện nghèo công nghiệp không phát triển, đến nay huyện Bá Thước đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy gạch tuy nen, nhà máy thủy điện Bá Thước 1 và 2. Du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và về quy mô và loại hình, đã quy hoạch và hình thành các điểm du lịch sinh thái cộng đồng; VH - XH có bước phát triển khởi sắc, AN - QP giữ vững ổn định...Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Bá Thước đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương. Đặc biệt năm 2015, vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dântrong cuộc kháng chiến chống Pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ và Bằng công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới cho Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bá Thước. Nhân dịp này thừa ủy quyền của Chủ tịch nước đồng chí Vũ Xuân Hùng - Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tặng Huân chương lao động hạng nhì cho đồng chí Nguyễn Văn Quy - Nguyên Phó BT HU, CT UBND huyện Bá Thước, đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2010 đến năm 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH vào bảo vệ tổ quốc. Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương và chúc mừng thành tích mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT huyện Bá Thước đạt được trong những năm qua. Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về truyền thống lịch sử, yêu nước và cách mạng của quê hương, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng vươn lên xây dựng huyện Bá Thước không ngừng phát triển, trở thành huyện điển hình trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững gắn với xây dựng NTM. Đồng chí PCT UBND tỉnh nhấn mạnh Bá Thước là địa phương có tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái do vậy huyện tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch hiện có trên địa bàn huyện; khôi phục các loại hình văn hóa đặc sắc của địa phương, các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn. Tập trung làm tốt việc xã hội hóa các nguồn lực triển khai các giải pháp để phát triển giáo dục đào tạo. Đầu tư nâng cấp chất lượng bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Quan tâm, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận anh ninh nhân dân. Đón nhận danh hiệu AH LLVT nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và huân chương lao động hạng nhì trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Bá Thước. Đây là điều kiện thuận lợi, là thời cơ, động lực thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT huyện Bá Thước đoàn kết, khắc phục khó khăn, ra sức phân đấu hơn nữa xây dựng huyện nhà thoát nghèo nhanh và bền vững, trở thành điểm sáng về phát triển KT - XH, AN - QP ở các huyện miền núi của tỉnh, xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.. Thực hiện: Thế Anh
|