Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
655905

Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Thủ tục hành chính

Đăng ký nhân khẩu thường trú cho người đã thành niên cư trú trong nước
 NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ 
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
c. Trình tự tiếp nhận:
    Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ:
1. Nếu đúng, hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người nộp hồ sơ.
2. Nếu thiếu thủ tục hoặc kê khai không đúng thì hướng dẫn ngay để công dân bổ sung.
Bước 3Xử lý hồ sơ
1. Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật:
    Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện cấp kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính.
2. Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do việc từ chối.
Bước 4. Trả kết quả
a. Địa điểm trả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian trả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
d. Trình tự trả:
 - Công dân nộp lại Phiếu hẹn.
 - Nộp lệ phí (việc thu lệ phí thực hiện theo nguyên tắc tài chính), trừ trường hợp đối tượng được miễn lệ phí theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: 01 bản chính theo mẫu quy định;
2. Bản khai nhân khẩu: 01 bản chính theo mẫu quy định (chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi);
3. Giấy chuyển hộ khẩu: 01 bản chính. Ký, đóng dấu xác nhận của Công an nơi chuyển đến (chỉ áp dụng đối với trường hợp: chuyển đến ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; hoặc ngoài phạm vi thành phố, thị xã thuộc tỉnh trừ trường hợp: Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế);
4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số l07/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính Phủ vềQuy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú (trừ trường hợp được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào Sổ hộ khẩu của mình) bao gồm:
a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
 - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
 - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
 - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
 - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
 - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
 - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
 - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
 - Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
 - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
 - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có Giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở Tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật cư trú; bao gồm:
 - Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
 - Chức sắc Tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
 - Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của của cá nhân hoặc được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào Sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình hoặc người có Sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
 - Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào Sổ hộ khẩu.
b) Số lượng hồ sơ:  01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Tối đa không quá 15 ngày.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trưởng Công an xã/thị trấn thuộc huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân    
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản khai nhân khẩu HK01.
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu HK 02.
8. Phí, lệ phí:
 - Các xã, thị trấn thuộc huyện đồng bằng 5000 đồng.
 - Các xã, thị trấn thuộc huyện miền núi 2000 đồng.
 - Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
Nhân khẩu được đăng ký thường trú.
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
a. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú.
b. Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 - Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng;
 - Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
 - Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỗ ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến với nhau);
 - Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
 - Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
 - Luật cư trú số 81/2006/QH 11ngày 29/11/2006 của Quốc hộikhoá 11;
 - Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú;
 - Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
 - Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
 - Quyết định số 698/2007/QĐ-BCA ngày 01/7/2007 của Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú;
 - Thông tư số 06/2007 /TT-BCA-C11 ngày 01/7/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú ;
 - Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/1/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú;
 - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh hoá về việc Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tải tệp tin

Tình hình kinh tế xã hội