Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
655905

Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Thủ tục hành chính

Xác nhận bản khai của thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995
 
Xác nhận bản khai của thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c. Trình tự tiếp nhận:
Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ, hợp lệ và nội dung hồ sơ:
1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và giải quyết ngay. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ trong các trường hợp sau:
- Theo quy định, giải quyết trả ngay trả kết quả nhưng người nộp hồ sơ không chờ lấy kết quả hoặc người có thẩm quyền ký đi vắng.
 - Theo quy định, giải quyết sau 01 ngày trở lên mới trả kết quả hoặc trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại trước khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện cho đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Bước 3. Xử lý hồ sơ
1. Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật:
 Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện cấp kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính.
2. Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo (bằng văn bản) và nêu rõ lý do việc từ chối.
Bước 4. Trả kết quả
a. Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c. Trình tự trả: Công dân nhận thông báo bản khai đã được xác nhận
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế: 01 bản chính (theo mẫu).
2. Bản sao chứng thực một trong những giấy tờ sau:
- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.
- Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.
- Bằng "Tổ quốc ghi công" hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày tiếp nhận hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng mẫu số 11.        
8. Phí, lệ phí: không
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo bản khai đã được xác nhận
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù là  người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng;
- Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Tình hình kinh tế xã hội