Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
655905

Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Nuôi cá lồng trên lòng hồ tủy điện Ba Thước 2

Ngày 12/03/2015 09:22:33

Tại huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 560 hộ dân đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, sau gần 2 năm phát triển đến nay 5 xã ven lòng hồ thủy điện gồm Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng và Lâm Xa, Ban Công đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng

Hiện nay, theo thống kê, tổng diện tích lồng nuôi cá ở các tỉnh miền bắc ước khoảng 300.530m3, với số lượng gần 5.000 lồng, năng suất đạt hơn 2.000 tấn/năm. Trong đó, các tỉnh có số lồng nuôi nhiều như Hòa Bình, Hải Dương, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Nhờ hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Lô, Thái Bình và các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Ba Bể, Đại Lải, Núi Cốc nên nghề nuôi cá lồng ở các tỉnh phía bắc phát triển khá mạnh. Đặc biệt với ưu điểm là dễ chăm sóc, nuôi mật độ cao, dễ thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao, chi phí thức ăn thấp do tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương như lá, củ sắn, lá, hạt ngô băm nhỏ nên tổng chi phí thường không cao. Lợi nhuận của mô hình nuôi cá lồng trung bình thu được từ 10 đến 45 triệu đồng/lồng/vụ. Hơn nữa, cá được nuôi trong môi trường nước lưu thông, hàm lượng oxy cao, nước sạch, thức ăn phù hợp nên lớn nhanh, cho chất lượng thịt tốt và được người tiêu dùng ưa thích. Các đối tượng nuôi lồng chính chủ yếu là cá truyền thống như trắm cỏ, chép, rô phi và một vài đối tượng cá có giá trị kinh tế khác như cá tầm, diêu hồng, nheo, anh vũ...Tại một số hộ nuôi trên sông Kinh Thầy (Hải Dương), sông Đuống (Bắc Ninh), sông Trà Lý (Thái Bình), sông Hồng (Hà Nam) phong trào nuôi cá lồng phát triển rất mạnh với các đối tượng nuôi chính là cá rô phi, diêu hồng, chép V1, lăng, nheo.
Tại huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 560 hộ dân đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, sau gần 2 năm phát triển đến nay 5 xã ven lòng hồ thủy điện gồm Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng và Lâm Xa, Ban Công đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng (chủ yếu cá trắm) lên 605 lồng nuôi. Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng (214 lồng).Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông theo hướng hiệu quả, bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường và an toàn hồ đập, các ngành chức năng, địa phương phải thực hiện tốt khâu quy hoạch. Theo đó, mỗi khu vực nuôi phải bảo đảm yêu cầu thông số kỹ thuật, không chồng chéo với các quy hoạch ở các lĩnh vực khác. Quy hoạch chi tiết cho từng khu vực nuôi cá lồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác, phát triển nuôi cá lồng cần có bước đi phù hợp từng thời kỳ, tránh phát triển nóng vội. Các hộ, nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp khi tổ chức nuôi cá lồng phải nắm thật chắc kỹ thuật thiết kế lồng, cách đặt lồng, kỹ thuật nuôi; xử lý được các bất lợi về dòng chảy, độ đục nước sông, dịch bệnh; chỉ thả những giống cá theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Để làm được điều đó, các địa phương cần thực hiện các dự án nuôi cá lồng bè tập trung, các mô hình trình diễn, có cơ chế khuyến khích phát triển để thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, cá nước lạnh ở vùng có điều kiện khó khăn và nghề cá hồ chứa. Bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ, chi hội nuôi thủy sản; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; quản lý chặt các hoạt động về cung ứng giống, thức ăn, xử lý dịch bệnh, chú trọng bảo vệ môi trường nước; tiếp tục rà soát và ban hành chính sách hỗ trợ nghề nuôi cá lồng, nhất là chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm với các cơ sở nuôi, tạo vùng cung ổn định và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ tủy điện Ba Thước 2

Đăng lúc: 12/03/2015 09:22:33 (GMT+7)

Tại huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 560 hộ dân đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, sau gần 2 năm phát triển đến nay 5 xã ven lòng hồ thủy điện gồm Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng và Lâm Xa, Ban Công đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng

Hiện nay, theo thống kê, tổng diện tích lồng nuôi cá ở các tỉnh miền bắc ước khoảng 300.530m3, với số lượng gần 5.000 lồng, năng suất đạt hơn 2.000 tấn/năm. Trong đó, các tỉnh có số lồng nuôi nhiều như Hòa Bình, Hải Dương, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Nhờ hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Lô, Thái Bình và các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Ba Bể, Đại Lải, Núi Cốc nên nghề nuôi cá lồng ở các tỉnh phía bắc phát triển khá mạnh. Đặc biệt với ưu điểm là dễ chăm sóc, nuôi mật độ cao, dễ thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao, chi phí thức ăn thấp do tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương như lá, củ sắn, lá, hạt ngô băm nhỏ nên tổng chi phí thường không cao. Lợi nhuận của mô hình nuôi cá lồng trung bình thu được từ 10 đến 45 triệu đồng/lồng/vụ. Hơn nữa, cá được nuôi trong môi trường nước lưu thông, hàm lượng oxy cao, nước sạch, thức ăn phù hợp nên lớn nhanh, cho chất lượng thịt tốt và được người tiêu dùng ưa thích. Các đối tượng nuôi lồng chính chủ yếu là cá truyền thống như trắm cỏ, chép, rô phi và một vài đối tượng cá có giá trị kinh tế khác như cá tầm, diêu hồng, nheo, anh vũ...Tại một số hộ nuôi trên sông Kinh Thầy (Hải Dương), sông Đuống (Bắc Ninh), sông Trà Lý (Thái Bình), sông Hồng (Hà Nam) phong trào nuôi cá lồng phát triển rất mạnh với các đối tượng nuôi chính là cá rô phi, diêu hồng, chép V1, lăng, nheo.
Tại huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 560 hộ dân đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, sau gần 2 năm phát triển đến nay 5 xã ven lòng hồ thủy điện gồm Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng và Lâm Xa, Ban Công đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng (chủ yếu cá trắm) lên 605 lồng nuôi. Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng (214 lồng).Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông theo hướng hiệu quả, bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường và an toàn hồ đập, các ngành chức năng, địa phương phải thực hiện tốt khâu quy hoạch. Theo đó, mỗi khu vực nuôi phải bảo đảm yêu cầu thông số kỹ thuật, không chồng chéo với các quy hoạch ở các lĩnh vực khác. Quy hoạch chi tiết cho từng khu vực nuôi cá lồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác, phát triển nuôi cá lồng cần có bước đi phù hợp từng thời kỳ, tránh phát triển nóng vội. Các hộ, nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp khi tổ chức nuôi cá lồng phải nắm thật chắc kỹ thuật thiết kế lồng, cách đặt lồng, kỹ thuật nuôi; xử lý được các bất lợi về dòng chảy, độ đục nước sông, dịch bệnh; chỉ thả những giống cá theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Để làm được điều đó, các địa phương cần thực hiện các dự án nuôi cá lồng bè tập trung, các mô hình trình diễn, có cơ chế khuyến khích phát triển để thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, cá nước lạnh ở vùng có điều kiện khó khăn và nghề cá hồ chứa. Bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ, chi hội nuôi thủy sản; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; quản lý chặt các hoạt động về cung ứng giống, thức ăn, xử lý dịch bệnh, chú trọng bảo vệ môi trường nước; tiếp tục rà soát và ban hành chính sách hỗ trợ nghề nuôi cá lồng, nhất là chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm với các cơ sở nuôi, tạo vùng cung ổn định và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Từ khóa bài viết:

Tình hình kinh tế xã hội